I. GIỚI THIỆU

Quá trình cải tạo – sửa chữa nhà cũ xuống cấp đôi khi còn phức tạp hơn cả việc xây mới. Và tất nhiên, gia chủ có thể mắc lỗi là điều khó tránh.

Nên để chuẩn bị tốt cho kế hoạch cải tạo nhà, bạn cần nắm được những sai lầm thường gặp khiến việc sửa trở nên tốn kém, không đem lại kết quả cao.

II. MỤC LỤC

1. Sửa chữa nhà mà không có kế hoạch

2. Sửa chữa, cải tạo nhà mà không có giấy phép

3. Sửa sang quá nhiều thứ trong nhà

4. Sửa chữa nhà mà không có kế hoạch chi phí cụ thể

5. Tự sửa chữa nhà

6. Chọn nhà thầu hoặc thợ sửa chữa nhà dựa trên bảng giá

7. Sửa chữa nhà chạy theo mốt nội thất

8. Không đo đạc cẩn thận trước trước khi làm

9. Phối hợp đồ nội thất cũ và mới không hợp lý

10. Làm tường không đều

11. Lắp đặt công tắc, ổ cắm điện không khoa học khi cải tạo nhà

12. Sửa chữa, cải tạo mà không thay thế đường ống cũ

13. Chỉ dùng một nguồn ánh sáng duy nhất cho toàn ngôi nhà

14. Không chuẩn bị các phương án dự phòng trước khi sửa chữa nhà

15. Không giám sát – nghiệm thu kĩ khi sửa chữa nhà

III. NỘI DUNG

1. Sửa chữa nhà mà không có kế hoạch

⭐ Nhà của bạn cần sửa chữa với quy mô lớn hay nhỏ thì cũng nên có kế hoạch chi tiết, cụ thể. Sở dĩ việc lập kế hoạch quan trọng là bởi:

  • Giúp bạn có được cái nhìn tổng thể, bao quát hơn.
  • Đưa ra những dự trù về chi phí, phương án sửa chữa nhà.
  • Đảm bảo không xảy ra tình trạng lộn xộn, thiếu sự liên kết.

2. Sửa chữa, cải tạo nhà mà không có giấy phép

⭐ Không chỉ trong khởi công xây dựng nhà mới mà sửa chữa, cải tạo nhà cũ thì bạn cũng cần xin phép sửa chữa – xây dựng. Điều này sẽ giúp gia chủ:

  • Đảm bảo các vấn đề liên quan đến an toàn (an toàn của công trình, người thi công, người sống tại đó, người qua lại xung quanh,…)
  • Tránh bị xử phạt hành chính.
  • Tránh được nhiều rắc rối liên quan đến pháp lí, giá trị tài sản… trong tương lai.

3. Sửa sang quá nhiều thứ trong căn nhà

Đừng nghĩ rằng cứ tiến hành sửa chữa càng nhiều thì ngôi nhà của bạn sẽ càng tiền nghi, thoải mái hơn. Thực ra việc sửa sang quá nhiều không gian sẽ khiến cho ngôi nhà trở nên hỗn loạn. Đồng thời, mức chi phí mà bạn bỏ ra cũng không hề nhỏ.

Bởi vậy, thay vì lựa chọn sửa chữa thật nhiều thứ thì bạn nên chú ý vào cải tạo những không gian quan trọng nhất.

4. Sửa chữa nhà mà không có kế hoạch chi phí cụ thể

Cải tạo nhà chắc chắn phải tốn một khoản chi phí không nhỏ, đặc biệt khi bạn muốn có sự thay đổi lớn trong kiến trúc ngoại thất của ngôi nhà.

Chính vì thế bạn cần ước lượng được chi phí phải bỏ ra, những rủi ro làm tăng chi phí và xem xét ngân sách của gia đình có phù hợp hay không?

Thêm nữa, bạn cần xem và tìm hiểu về giá cả thị trường trong thiết kế – thi công, giá nguyên vật liệu trước khi bắt tay vào tiến hành sửa chữa nhà để tránh bị đội giá.

Nếu không thể tự lên dự trù kinh phí, hãy tìm một đơn vị cải tạo nhà chuyên nghiệp để có đội ngũ tư vẫn những phương án tốt nhất và tiết kiệm chi phí.

5. Tự sửa chữa nhà

Khi quyết định sửa chữa nhà thì ắt hẳn ai cũng muốn mức chi phí phải bỏ ra là ít nhất có thể. Tuy nhiên bạn không nên tự sửa chữa nhà theo ý muốn thay cho việc thuê người làm bởi:

  • Kĩ năng của bạn không thể nào bằng thợ sửa chữa nhà chuyên nghiệp.
  • Tự ý sửa chữa có thể gây hư hỏng nhà bởi bạn không có kiến tức chuyên môn.
  • Chi phí tự sửa chữa đôi khi còn lớn hơn việc thuê thợ bởi những phát sinh ngoài ý muốn.

6. Chọn nhà thầu hoặc thợ sửa chữa nhà dựa trên bảng giá

Khi lựa chọn nhà thầu xây dựng hay thợ sửa nhà thì tâm lí ai cũng muốn chọn nơi rẻ hơn cả. Nhưng bạn nên hiểu rằng, nếu chi phí thuê quá thấp so với nhiều nơi khác thì có thể đơn vị thi công đó có vấn đề.

Vì thế, nếu có nhu cầu tìm kiếm dịch vụ sửa chữa nhà, bạn nên chọn những nơi có mức giá không quá chênh lệch nhau, đặc biệt là có uy tín trong ngành. Điều này sẽ khiến bạn yên tâm hơn về ngồn vật liệu mà họ cung cấp cũng như chất lượng công trình.

7. Sửa chữa nhà chạy theo mốt nội thất

Việc bạn muốn không gian sống hiện đại của mình phù hợp với xu thế là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bạn nên chắc chắn rằng nơi ở hiện tại có thật sự phù hợp với sự thay đổi đó không? Cụ thể đó là sự ăn ý giữa không gian, nội thất, màu sắc.

Nếu muốn thay đổi ngôi nhà của mình cho hợp xu thế thì bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.

8. Không đo đạc cẩn thận trước trước khi làm

Trong quá trình tiến hành sửa chữa nhà chắc chắn khó tránh khỏi việc xảy ra các tình huống ngoài ý muốn. Chẳng hạn như một số đồ nội thất cũ không để vừa trong không gian vừa cải tạo, màu sơn mới lại chẳng hợp gì với vật dụng mà bạn mới mua,…

Rất nhiều vấn đề mà bạn không lường trước được đều có thể xảy ra nếu bạn không tính toán kỹ lưỡng khi sửa chữa nhà. Bởi vậy, muốn tránh khỏi sự bất tiện này thì bạn nên đo đạc cẩn thận, thử nghiệm trước khi bắt đầu sửa chữa cải tạo.

9. Phối hợp đồ nội thất cũ và mới không hợp lý

Sử dụng các món đồ nội thất mới và cũ không phù hợp cũng chính là một trong những lầm khi cải tạo – sửa chữa nhà. Tuy nhiên cách khắc phục cũng dễ dàng hơn so với lỗi khác.

Việc tận dụng đồ cũ là một cách thông minh để tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ trong cải tạo nhà. Nhưng việc bạn lựa chọn và bố trí không hợp lý những món đồ cũ – đồ mới sẽ khiến ngôi nhà trở nên lộn xộn và thiếu thẩm mỹ.

10. Làm tường không đều 

Khi sửa chữa, cải tạo nhà chắc chắn khó tránh khỏi việc tác động đến các bức tường như: phá vỡ một phần hay toàn bộ để thiết kế lại…

Nếu không có kinh nghiệm có thể làm các bức tường không bằng phẳng. Như vậy bạn sẽ rất khó lát gạch hoặc để vật dụng như tủ quần áo ngang với bức tường.

Thường để khắc phục lỗi này thì người thi công phải tiến hành sửa chữa tường lại từ đầu nên cần cân nhắc khi cải tạo, tránh mất thời gian, tốn kém chi phí.

11. Lắp đặt công tắc, ổ cắm điện không khoa học khi cải tạo nhà

Việc lắp quá thấp/quá cao hay lắp không đủ/quá nhiều công tắc, ổ cắm điện trong nhà đều gây nên những bất tiện không nhỏ.

Bên cạnh đó cũng đừng nghĩ rằng thiết kế càng nhiều ổ cắm điện thì càng tiện lợi khi sử dụng. Việc này chỉ khiến ngôi nhà của bạn trở thành một “cửa hàng điện” vừa gây mất thẩm mỹ không gian, lại vừa lãng phí tiền bạc. 

12. Sửa chữa, cải tạo mà không thay thế đường ống cũ

Thay thế đường ống cũ rất tốn kém chi phí nên nhiều người thường bỏ qua vấn đề này. Nhưng bạn nên hiểu rằng các đường ống cũ sẽ rất dễ vỡ, ảnh hưởng đến đường thoát nước của ngôi nhà.

Thay vì chờ đến lúc bị vỡ thì tại sao bạn không thay đường ống mới ngay khi bắt đầu sửa chữa, cải tạo nhà. Việc này có thể giúp gia chủ đỡ mất thời gian và chi phí hơn so với lúc đã xảy ra sự cố.

13. Chỉ dùng một nguồn ánh sáng duy nhất cho toàn ngôi nhà

Thiết kế một nguồn ánh sáng duy nhất cũng là sai lầm thường mắc phải. Điều này sẽ làm không gian không đủ sáng, không tạo được bầu không gian mà bạn mong muốn… 

Gia chủ nên tạo ra nhiều nguồn sáng bằng cách kết hợp:

  • Ánh sáng nhân tạo: Từ hệ thống đèn điện 
  • Ánh sáng tự nhiên: Cửa sổ, lỗ thu nắng hoặc thiết kế giếng trời…

14. Không chuẩn bị các phương án dự phòng trước khi sửa chữa nhà

Theo kinh nghiệm từ các chuyên gia, nên dự phòng ít nhất 10-15% thời gian và kinh phí cần sử dụng cho việc cải tạo – sửa chữa nhà.

Bởi có rất nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa như: thời tiết cực đoan, tăng giá nguyên vật liệu,… 

15. Không giám sát – nghiệm thu kĩ khi sửa chữa nhà

Cho dù với đội thi công riêng lẻ hay một đơn vị thầu chuyên nghiệp thì bạn cũng cần có sự giám sát và nghiệm thu kỹ càng. 

Bởi thực tế, không phải gia chủ nào khi đọc hồ sơ, kế hoạch sửa chữa nhà của các đơn vị thiết kế đều có thể hiểu rõ chi tiết. Chỉ đến khi bắt tay vào thực hiện, có sự giám sát từng bước thì mới có thể biết được tiến độ như thế nào, năng lực thi công của thợ ra sao.

Hy vọng những chia sẽ trên sẽ giúp các bạn có kế hoạch tân trang lại ngôi nhà của mình và đạt được kết quả ưng ý nhất.

Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn!