I. GIỚI THIỆU

Việc thiết kế nhà bếp hài hòa với ngôi nhà sẽ trở nên thuận tiện hơn. Tuy nhiên, một số sai lầm trong quá trình thiết kế nhà bếp có thể gây bất tiện khi sử dụng hoặc gây ra nguy hiểm.

II. MỤC LỤC

1. Khu vực “tam giác bếp” quá nhỏ

2. Quá lạm dụng không gian lưu trữ

3. Bố trí quá ít ổ điện

4. Không chú trọng việc thông gió

5. Ánh sáng không đảm bảo

6. Bố trí bếp nấu gần cửa sổ

7. Để bếp cạnh bồn rửa

8. Có khoảng trống giữa tủ bếp và trần nhà

III. NỘI DUNG

1. Khu vực “tam giác bếp” quá nhỏ

Trong thiết kế, “tam giác bếp” là tên gọi cho khu vực đặt tủ lạnh, bếp nấu và bồn rửa. Đây là khu vực đi lại, hoạt động nhiều trong quá trình nấu nướng.

Để đảm bảo công năng sử dụng, khu vực này cần được thiết kế tối thiểu 4m2. Nếu quá nhỏ thì các thành viên dễ va phải nhau, khiến việc chuẩn bị thức ăn gặp nhiều bất tiện.

2. Quá lạm dụng không gian lưu trữ

Không gian lưu trữ là yếu tố rất được quan tâm trong các gian bếp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tận dụng các khoảng trống trong bếp một cách thái quá.

Việc lắp đặt các kệ tủ, giá đựng đồ quá nhiều, không có chỗ cho phần tường trống sẽ khiến căn bếp trông khá ngột ngạt và bí bách.

3. Bố trí quá ít ổ điện

Để có thể dùng được các thiết bị điện trong bếp thì thiết kế ổ cắm điện là hạng mục cần thiết. Thực tế là có rất nhiều thiết bị nhà bếp cần đến điện để hoạt động: máy xay, lò nướng, nồi cơm,… Vì thế nếu số lượng ổ điện quá ít, việc sử dụng nhà bếp sẽ gặp không ít khó khăn.

4. Không chú trọng việc thông gió

Trong quá trình sử dụng bếp, mùi thức ăn dễ gây khó chịu, dễ bám lên tóc và quần áo nếu không có hệ thống thông gió hoặc có nhưng không đảm bảo.

Bố trí hệ thống thông gió là cách hiệu quả để giảm thiểu tình trạng mùi thức ăn trong bếp. Và khi đã đầu tư thì nên chọn các loại máy hút mùi chất lượng để đảm bảo khả năng lọc mùi tối ưu.

5. Ánh sáng không đảm bảo

Ánh sáng cho khu vực bếp cần đảm bảo đầy đủ để tránh nguy hiểm khi sử dụng các dụng cụ như dao, kéo, thiết bị điện,… Ngoài ra còn giúp quá trình nấu nướng diễn ra dễ dàng hơn cũng như để không gian thêm phần chỉnh chu.

Do đó, khi thiết kế nhà bếp đừng nên ngó lơ sự quan trọng của ánh sáng. Hãy thiết kế thêm cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên, xem xét kỹ để lắp đặt đèn điện ở các vị trí cần thiết trong căn bếp.

6. Bố trí bếp nấu gần cửa sổ

Việc bố trí cửa sổ trong nhà bếp để có ánh sáng, giúp không gian thoáng đãng là điều cần thiết. Nhưng đặt bếp nấu ngay cạnh cửa sổ thì không hợp lý chút nào.

Trường hợp đang dùng bếp và mở cửa sổ, gió từ bên ngoài có thể khiến mùi thức ăn, các giọt bắn dầu mỡ bay trực tiếp lên người. Vì thế, hãy để khu vực gần cửa sổ để bố trí các vật dụng khác.

7. Để bếp cạnh bồn rửa

Thiết kế bếp nấu cạnh bồn rửa tưởng chừng khá tiện lợi nhưng thực chất lại rất nguy hiểm. Việc rửa một bên, nấu một bên làm nước dễ bị bắn vào bếp gây ra nguy hiểm (bị dầu bắn vào mặt do gặp nước, mất an toàn về điện,…).

Nên đặt bếp và bồn rửa cách nhau ít nhất 60cm để đảm bảo an toàn.

8. Có khoảng trống giữa tủ bếp và trần nhà

Khi bố trí tủ bếp, việc không lắp tủ bếp sát trần mà chừa lại khoảng trống sẽ gây ra nhiều bất cập. Bụi bẩn dễ bám vào phía trên tủ, khó vệ sinh và có thể rơi vào thức ăn trong quá trình nấu nướng.

Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn!