I. GIỚI THIỆU

Vấn đề nhức nhối của nhiều gia chủ, chính là ngôi nhà qua một vài năm sử dụng trần nhà đã bị thấm, làm cho bê tông xuống cấp và xuất hiện các ố vàng, mốc đen, xanh xám.


Trần gần nhất với các yếu tố thời tiết là trần sân thượng, mái và ban công ngôi nhà, do vấn đề chống thấm không theo quy trình và đúng cách dẫn đến những hậu quả làm nhiều chủ nhà lo âu suy nghĩ về chất lượng công trình của những hạng mục khác.

II. Mục lục

1. Các vị trí xung yếu cụ thể

2. Giải pháp

III. Nội dung

1. Các vị trí xung yếu cụ thể

⭐ Những phần nào của công trình dễ bị thấm?

Đó là những phần công trình chịu tác động của tự nhiên (nước mưa, nước ngầm) và phần công trình liên quan tới trữ, sử dụng nước. Về mặt kiến trúc có thể phân loại như sau:

  • Các phần bị thấm bởi nước ngầm: Tầng hầm chìm trong đất, móng, chân, tường,…
  • Các phần bị thấm bởi nước mưa: Tường, mái, sàn ban công, logia,…
  • Các phần bị thấm bởi nước sử dụng (cả cấp và thoát): Sàn, tường, hộp kĩ thuật,… các khu vệ sinh và khu vực liên quan.
  • Các khu vực liên quan tới bể chứa: Bể phốt, bể nước (ngầm, nổi), bể bơi,

⭐ Vị trí cụ thể 

  • Vị trí mạch ngừng khi đổ bê tông.
  • Vị trí tiếp giáp giữa các khối xây (tường gạch) và kết cấu bê tông.
  • Vị trí tiếp giáp giữa khối xây trước – sau, khối xây cũ – mới (trường hợp cải tạo).
  • Vị trí tiếp giáp giữa hai khối công trình xây sát nhau.

  • Vị trí tiếp giáp trên bề mặt có sử dụng các loại vật liệu khác nhau.
  • Chân các kết cấu, thiết bị chôn hay lắp ráp vào tường (hoa sắt, nan chắn nắng, dây chống sét,…).
  • Chân các vị trí liên kết định vị tấm mái nhẹ (bu lông, vít).
  • Miệng phễu thu thoát nước (ở sàn vệ sinh, sàn ban công, lô gia, sân thượng, mái,…).
  • Khu vực gần sê nô, máng tràn.
  • Vị trí đầu nối các ống cấp thoát nước.

2. Giải pháp

⭐ Phòng hơn sửa chữa 

Không bao giờ để hiện tượng thấm xảy ra rồi mới đi tìm nguyên nhân và giải pháp. “Phòng” giúp chúng ta chủ động hơn bằng các giải pháp đi trước.

Việc chống thấm về cơ bản là ngăn nguồn nước thẩm thấu. Do đó ở một vài giải pháp chống thấm có liên quan đến chống nóng.

  • Nghiên cữu kĩ địa chất công trình, các yếu tố thủy văn liên quan có giải pháp chống thấm tốt cho móng, tầng hầm và chân tường.
  • Thiết kế mái phù hợp kiến trúc và khí hậu địa phương đảm bảo hướng nước chảy tránh tạo ra những khu vực dễ đọng nước. Với công trình mái bằng, phải đảm bảo độ dốc tối thiểu là 3%
  • Tổ chức mặt bằng, phân khu chức năng liên quan tới nước (vệ sinh) khoa học để tránh hệ thống cấp – thoát nước đi vòng, đi xa dễ gây hiện tượng thấm và khó khăn khi sửa chữa.
  • Đánh dốc đủ (2-3%) và đúng hướng cho các nhà vệ sinh, các sàn chịu nước như sân thượng, ban công, lô gia. 

  • Bảo vệ kết cấu mái cố định (mái bê tông), tránh tác động trực tiếp của mưa nắng bằng các giải pháp như: Lợp/ dán ngói (với mái dốc), phủ mái tôn, tấm bao che nhẹ (với mái bằng). Việc được che phủ này giúp mái bê tông tránh được sự co ngót, dễ xuất hiện vết nứt.
  • Bảo vệ kết cấu bao che, đặc biệt là tường hướng đông – tây chịu nắng nhiều dễ bị nứt bằng cách dùng hệ kết cấu chắn nắng, cây xanh,… sử dụng vật liệu bề mặt hợp lí

⭐ Chống thấm và các giải pháp hóa – vật liệu

  • Khi xảy ra hiện tượng thấm có thể chưa nhật biết ngay và khi nhận biết cũng không dễ dàng tìm được nguyên nhân và vị trí cụ thể xảy ra vấn đề. Nước dẫn trong lòng vật liệu và các kết cấu, có thể đi rất xa mới xuất hiện trên bề mặt. 

  • Một điều cần lưu ý là phần lớn nguyên nhân thấm xuất phát từ sự rò rỉ đường ống cấp thoát, đặc biệt là thấm trong công trình. Vì vậy việc xử lí tận gốc nguyên nhân mới chính là vấn đề chứ không phải xử lí cho các khu vực tường bị thấm.

⭐ Các loại phụ gia, chất chống thấm hiện nay có rất nhiều, những có thể chia cơ bản thành hai nhóm chính sau đây:

  • Chất chống thấm vô cơ: Thường có nguồn gốc từ silicat. Nguyên lí hoạt động là dung dịch chống thấm sẽ thấm sâu, tương tác với khối bê tông, trám vào các lỗ rỗng, mao mạch trong khối bê tông để ngăn nước.
  • Chất chống thấm hữu cơ: Thường có nguồn gốc từ bitum và polymer. Nguyên lí hoạt động là dung dịch phủ lên bề mặt, khi khô tạo thành lớp màng trên bề mặt cần chống thấm. Lớp màng này cho phép co dãn ở mức độ nhất định. Tuy nhiên màng chống thấm này sẽ bị lão hóa theo thời gian.

Trong quá trình sử dụng công trình cũng luôn phải lưu ý. Sử dụng nước cấp đúng cách, tạo mọi điều kiện tốt nhất để thoát nước, để bảo vệc bề mặt kết cấu tránh bị phá hoại,… là những việc luôn phải kiểm soát và thực hiện, chứ không phải chờ đến khi bị thấm mới đi tìm các loại hóa chất và phụ gia chống thấm. Thuốc dẫu tốt những không đúng bệnh hoặc muộn đều không có nhiều tác dụng. Đó là điều thực tế đã minh chứng.

Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn!