I. GIỚI THIỆU

Sàn nhà cũ khi đã trải qua quá trình sử dụng lâu năm. Bề mặt sàn xuống cấp, xuất hiện các vết nứt hoặc loang lổ ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt của những thành viên trong gia đình.  

II. MỤC LỤC

1. Cải tạo nền với sàn gỗ

2. Cải tạo nền với sàn gạch

3. Cải tạo nền với sàn nhựa

III. NỘI DUNG

1. Cải tạo nền với sàn gỗ

⭐ Bị xước

Vấn đề: Quá trình sử dụng do kéo lê đồ vật nặng hay chẳng may làm rơi đồ sắc nhọn lên sàn.

Cách khắc phục: Nếu là các vết xước nhỏ có thể dùng quả óc chó, bã cà phê hay chất làm mờ để khắc phục. Còn nếu vết xước dài và lớn thì hãy gỡ tấm sàn xước ra rồi thay tấm mới vào.

⭐ Sàn gỗ bị phồng rộp, cong vênh

Vấn đề: Do quá trình thi công các kĩ thuật viên không đảm bảo khoảng hở giữa sàn và tường. Khi quá trình sử dụng sàn gỗ nở ra và khoảng hở không đủ lớn nên các tấm sàn sẽ xô đẩy lên nhau. Thông thường, khoảng hở đạt chuẩn với sàn gỗ tự nhiên là 20mm đến 40mm, còn đối với sàn công nghiệp là 10mm.

Cách khắc phục: Phải tháo phào chân tường rồi cắt mép sàn gỗ để tạo độ hở, tiếp đó mới được đóng sàn lại. Với những tấm sàn bị cong vênh nặng bạn phải thay mới. Còn nếu lỗi do nền không đảm bảo thì phải tháo sàn rồi xử lí lại phần cốt nền, sau đó mới lắp lại.

⭐ Bị hở hèm khóa

Vấn đề: Do nước ẩm lâu làm sàn nở ra. Sau khi không còn nước thì sàn co vào, dẫn đến hèm khóa giữa các tấm sàn bị tuột. Trong một số trường hợp thi công không đảm bảo kĩ thuật, đóng hèm khóa giữa hai tấm sàn gỗ không khớp cũng gây ra tình trạng này.

Cách khắc phục: Phải tháo dỡ toàn bộ phần sàn có hèm khóa bị hở rồi sau đó đóng tấm sàn lại.

⭐ Bị mối mọt

Vấn đề: Để diệt mối mọt tận gốc là rất khó. Nếu chưa diệt được tận gốc sẽ làm hỏng toàn bộ sàn.

Cách khắc phục: Dùng thuốc diệt mối dạng bột rắc xung quanh. Ngoài ra, cũng có thể dùng dầu máy. Còn nếu trường hợp nặng phải thay sàn mới.

2. Cải tạo nền với sàn gạch

⭐ Bị phồng rộp

Vấn đề: Nền nhà bị sụt lún sau quá trình sử dụng lâu dài. Do nhiệt độ thay đổi đột ngột. Do thợ thi công không đúng kĩ thuật.

Cách khắc phục: Chữa phần bị phồng chứ không cần thay thế toàn bộ sàn nhà.

⭐ Bị nứt, vỡ

Vấn đề: Tác động lực quá mạnh lên sàn nhà, căn phòng lâu ngày không sử dụng. Lớp nền không tốt bị lún. Đường hèm gạch bị bong tróc khiến nước thấm vào. Chất lượng gạch có vấn đề.

Cách khắc phục: Phương án tối ưu bắt buộc đó là phải thay thế toàn bộ phần gạch bị nứt, vỡ.

3. Cải tạo nền với sàn nhựa

⭐ Bị xước bề mặt

Vấn đề: Nếu như sàn gỗ tự nhiên bạn có thể chà nhám, sơn lại nhưng sàn nhựa thì không vì bề mặt sàn nhựa được phủ lớp Melamin không thể làm nhám và làm mới.

Cách khắc phục: Đối với những tấm ván sàn nhựa bị xước nhiều và xước sâu, cách duy nhất là thay mới. Bạn cần lưu ý khi sử dụng tránh kéo lê các vật nhọn trên bề mặt sàn, thường xuyên quét dọn và lau chùi.

⭐ Bị bong mép

Vấn đề: Trong quá trình sử dụng khi tiếp xúc với nước, phần mép là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất từ môi trường nên khi sàn nhựa bị ngấm nước dễ phồng rộp, bong keo.

Hoặc có thể khi thợ thi công lắp đặt không thao tác lắp đặt theo đúng kĩ thuật như không lắp khít các tấm ván cẩn thận nên mép sàn nhựa sẽ bị bong ra khi có sự di chuyển trên bề mặt.

Cách khắc phục: Dán lại keo. Tránh đổ nước lên bề mặt sàn bởi phần keo ảnh hưởng bởi nước.

⭐ Bề mặt không bằng phẳng

Vấn đề: Khi bề mặt sàn nhựa không bằng phẳng thì nguyên nhân chính là do bề mặt thi công lắp đặt trước đó không bằng phẳng.

Đối với sàn nhựa dán keo thì sau khi thi công sẽ có các vết lồi lõm trên bề mặt vừa làm gây mất thẩm mỹ mà không đảm bảo độ bám dính của bề mặt.

Còn đối với sàn nhựa hèm khóa thì cũng tương tự như mất vẻ đẹp thẩm mĩ và lồi lõm bề mặt nhìn rất phản cảm và đi lại không chắc chân, sàn phát ra tiếng kêu khó chịu.

Cách khắc phục: Rất khó để khắc phục bề mặt sàn nhựa không bằng phẳng khi đã lắp đặt sàn nhựa dán keo. Còn đối với sàn nhựa hèm khóa thì người thợ cần tháo sàn ra, cán phẳng lại mặt nền và lắp đặt lại.

Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn!