I. GIỚI THIỆU

Phong cách Công nghiệp nghe có phần khô khan nhưng lại thể hiện được sự mạnh mẽ và tinh thần phóng khoáng ở một khía cạnh khác của cuộc sống. Cũng bởi vậy, dù không quý phái như phong cách Art Deco, trang nhã như Vintage tinh tế như Scandinavian nhưng phong cách Công nghiệp lại mang trong mình một màu sắc riêng biệt thu hút được những người có cá tính mạnh.

phong-cach-cong-nghiep

II. MỤC LỤC

1. Định nghĩa phong cách

2. Lịch sử hình thành và phát triển

3. Một số công trình tiêu biểu

4. Màu sắc phù hợp

5. Vật liệu sử dụng

6. Kết luận

III. NỘI DUNG

1. Định nghĩa phong cách

Là sự đơn giản, thô sơ. Nếu như những phong cách thiết kế nội thất khác cố gắng che đi những khuyết điểm thô, mộc, cũ kỹ thì phong cách thiết kế Industrial lại khuyến khích giữ lại những điểm này để tạo nên sự mới mẻ, khác biệt nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn về thẩm mỹ và độ an toàn cho gia chủ.

don-gian-phong-cach-cong-nghiep

2. Lịch sử hình thành và phát triển

Ra đời trong hoàn cảnh cuộc cách mạng công nghiệp Châu Âu suy thoái vào những năm đầu thế kỷ 20, các nhà máy tại Tây Âu bị bỏ hoang do chuyển xưởng sản xuất sang các nước thứ ba với chi phí thấp hơn. Trong hoàn cảnh ấy, ý tưởng tái xây dựng những tòa nhà này thành khu dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân được hình thành.

lich-su-phong-cach-cong-nghiep

Tuy nhiên, thời gian trôi qua và nơi làm việc thay đổi, những nhà máy kiên cố này cần một mục đích mới. Trong nhiều thập kỷ nay, những tòa nhà bỏ hoang này đã biến thành không gian sống tuyệt đẹp. Đó là một động thái tạo ra một phong cách thiết kế nội thất hoàn toàn mới, tiếp tục truyền cảm hứng cho các nhà thiết kế ngày nay.

3. Một số công trình tiêu biểu

ha-noi-phong-cach-cong-nghiep

4. Màu sắc phù hợp

Màu sắc chính nên trung tính, gần như đơn sắc. Tông màu xám kết hợp với bê tông, trắng, hoặc đen đều rất phù hợp cho phong cách này.

Màu sắc linh hoạt, mặc dù thường được sử dụng ít. Thêm các mảng màu sống động để có một cái nhìn tươi mới, hoặc bám vào các tông màu gạch, gỗ hoặc gỉ sét để giữ vẻ đẹp công nghiệp sạch sẽ.

Các lớp hoàn thiện bằng sắt, thép, thủy tinh, crom, đồng hoặc đồng thau đều hoạt động cực kỳ tốt trong thẩm mỹ này.

5. Vật liệu sử dụng

Các chất liệu đặc trưng của phong cách Công nghiệp thường mang đậm chất công nghiệp như thép, bê tông, kính, gỗ,… Ví dụ: Bàn ghế trong nhà có thể là một bộ bàn ăn chân cao bằng thép hoặc thay vì để tường gạch bạn có thể ốp tường với những tấm gỗ thô không cắt gọt.

6. Kết luận

Đối lập ngay trong phong cách giữa cổ điển và hiện đại. Có thể nói, xu hướng thiết kế nội thất công nghiệp chính là sự kết hợp phá bỏ nhiều rào cản về định kiến và giới hạn của sự sáng tạo. Dựa trên nền tảng kiến trúc cũ nhuộm màu sắc cổ điển với thiết kế xà dầm, khung cửa kính vòm, gam màu tối chủ đạo, các kiến trúc sư thổi hồn của cuộc sống hiện đại vào bằng cách thêm các chi tiết trang trí với đường nét mạnh mẽ và đồ nội thất công nghệ cao.

Ví dụ như: Hệ thống chiếu sáng có thể vừa bao gồm những kiểu bóng đèn sợi tóc thời Edison phát minh cùng các kiểu đèn LED hiện đại hoặc một bộ sofa đường nét rất hiện đại nhưng lại có điểm nhất bằng những chiếc gối dựa họa tiết vương giả, quý tộc hoặc căn bếp vẫn đầy đủ thiết bị hiện đại, từ lò nướng, lò vi sóng, hút mùi, bếp điện,… dù đồ dùng lại là những chiếc đĩa cổ, những chiếc nồi nhuộm màu thời gian.

Sự đối lập không ăn ý này lại tạo nên một cảm giác tùy hứng, độc đáo mà vẫn thể hiện cá tính riêng không trộn lẫn của gia chủ. Một ý tưởng phù hợp cho những người không bị gò bó bởi bất kì giới hạn nào.

Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn!