I. GIỚI THIỆU

Bạn lựa chọn trần thạch cao trong thiết kế và trang trí ngôi nhà của mình nhưng thật không may mắn khi bạn gặp phải những người thợ tay nghề kém hặc làm việc cẩu thả trong quá trình thi công thạch cao dẫn đến trần nhà gặp một số lỗi không đáng có, gây mất thẩm mỹ.

Vậy những lỗi thường gặp là gì và bằng cách nào bạn có thể khắc phục lại?

II. MỤC LỤC

1. Những lỗi thi công trần thạch cao thường gặp và cách khắc phục.

2. Quy trình thi công sửa chữa trần thạch cao nhanh chóng, chuyên nghiệp.

III. Nội dung

1. Những lỗi thi công trần thạch cao thường gặp và cách khắc phục.

⭐ Tại các vị trí nối xuất hiện gợn sóng

Nguyên nhân:

Tại các vị trí nối giữa các tấm thạch cao, sau khi hoàn thiên sẽ có những vết nhô lên nhẹ mắt thường không xem kỹ rất khó phát hiện.

Đây là lỗi do quá trình lắp đặt của những người thợ tay nghề kém, thiếu cẩn thận ngay từ phần lắp đạt khung xương.

Bạn cũng không quá khó có thể nhận ra những lỗi như vậy vì với những vị trí có gợn sóng lớn thì trần thạch cao sẽ bị nứt vỡ, có thể nhìn bằng mắt.

Cách khắc phục:

Lỗi gồ lên như vậy hãy báo ngay cho bên thi công xử lí, chỉnh sửa ngay để khi sơn bả hoàn thiện hệ trần đẹp và bền.

⭐Tại các mỗi nối xuất hiện các vết nứt

Nguyên nhân:

Tại vị trí tiếp giáp giữa hai tấm thạch cao hoặc giữa trần thạch cao và tường nhà bạn xuất hiện vết rạn hoặc nứt sâu mà bạn dễ dàng nhận ra bằng mắt thường.

Có 2 nguyên nhân chính: Là do hiện tường to ngót không đều hoặc giãn nở vì nhiệt không đều giữa các vật liệu và mối nối; do thợ thi công ẩu không làm đúng quy trình trét các vết mối nối không có độ bền theo tiêu chuẩn.

Cách khắc phục tạm thời: 

Sử dụng băng giấy phủ lên vị trí mối nối sau đó dùng bột trét phù hợp với loại thạch cao trần nhà để phủ kín những vị trí đã dán băng keo, sau khi bột trét khô bạn dùng chổ lông gà hoặc vải mềm lau nhẹ để vị trí vừa gắn mịn và bóng hơn.

Cách khắc phục triệt để:

Liên hệ với đơn vị thi công trần thạch cao yêu cầu sửa chữa, hay thay mới hoàn toàn nếu tình trạng nặng, vết nứt to. Với hiện tượng này bạn nên chú trọng để đảm bảo sự an toàn cho gia đình.

⭐ Trần thạch cao bị võng

Nguyên nhân:

Bạn có thể dễ dàng nhận ra với những trần thạch cao bị cong vênh khi bật đèn trần sáng.

Hiện tượng trũng ở trung tâm và cao ở phía rìa là biển hiện bạn dễ dàng nhận thấy.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đễn tình trạng như vậy như vây như không lắp khung xương theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất, sử dụng khung xương kém chất lượng, sử dụng trần thạch cao có độ dày mỏng không phù hợp… thậm chí việc thợ ẩu không bắt đủ vít hoặc vít lỏng lẻo cũng gây ra hiện tượng như vậy.

Cách khắc phục:

Với lỗi như vậy bạn khó có thể tự mình sửa chữa được và tốt nhất là để những người thợ chuyên nghiệp kiểm tra và các cách khắc phục phù hợp.

⭐ Trần thạch cao bị bong tróc

Nguyên nhân:

Sau một thời gian sử dụng, các tấm thạch cao và khung xương bị bong tróc do quá trình oxy hóa kim loại. Điều này có nghĩa là hệ trần đẽ hết tuổi đời sử dụng.

Cách khắc phục:

Khi gặp phải tình trạng này nghĩa là đã đến lúc bạn cần thay mới hệ trần thạch cao.

⭐ Trần bị hoen ố và ẩm mốc dò rỉ nước

Nguyên nhân:

Trần thạch cao bị ẩm mốc và hoen ố xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chất lượng thi công không đạt chuẩn, đường nước rơi trực tiếp bề mặt trần…

Tình trạng này lâu dần sẽ dễ gây tổn hại nghiêm trọng cho toàn bộ trần và làm mất đi tính thẩm mĩ của ngôi nhà.

Cách khắc phục:

Xử lí bề mặt bị rò rỉ nước bằng keo chống thấm và bông thủy tinh trước. Sau đó tiến hành thay thế những tấm thạch cao bị hoen ố và ẩm mốc.

2. Quy trình thi công sửa chữa trần thạch cao nhanh chóng, chuyên nghiệp.

⭐ Bước 1:

Nghiên cứu thông tin trước khi tiến hành sửa chữa
  • Loại trần nhà hiện tại? Điều này giúp xác định phương pháp sửa chữa phù hợp mà không gây hư hại thêm cho trần nhà. Hiện tại có hai loại trần thạch cao, đó là: trần chìm (trần phẳng, trần giật cấp). trần nổi.

  • Thiết kế và thông số kĩ thuật tấm thạch cao đang sử dụng? Xác định yếu tố này giúp tìm kiếm vật tư thay thế phù hợp. Tránh trường hợp mua về nhưng không dùng được do không tương thích với trần cũ.
  • Các khuyến cao của nhà sản xuất? Để đảm bảo an toàn lao động và an toàn sức khỏe cho gia đình, cần đọc và hiểu thông tin sản phẩm, biết được các khuyến nghị của nhà sản xuất trong quá trình lắp tấm hay bắt vít.

⭐ Bước 2:

Xác định nguyên nhân gây hư hỏng trần thạch cao.

Có rất nhiều lỗi gây nên hư hỏng trần thạch cao. Mỗi lỗi sẽ có những phương án cải tạo riêng phù hợp. Do đó, bạn cần xác định chính xác trước khi đưa ra quyết định sửa chữa.

⭐ Bước 3:

Xử lý các tác nhân gây ra việc hư hỏng trần.

Cần xử lý các nguyên nhân gây nên hư hỏng trần để việc này không tái diễn. Ví dụ: trần bị rò rỉ nước, sử dụng vật tư kém chất lượng,…

⭐ Bước 4:

Cải tạo, sửa trần thạch cao bị hư hỏng.

Tùy theo loại trần để lựa chọn phương án sửa chữa phù hợp. Chẳng hạn như trần thả có kết cầu đơn giản, chủ nhà có thể tự mình thay thế các tấm thạch cao.

Trần chìm kết cấu phức tạp hơn do đó nên thuê đội thợ thi công trần chuyên nghiệp để tiến hành sửa chữa.

Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn!