I. GIỚI THIỆU

Hiện tượng nền nhà bị xuống cấp, lún sụt hay thấp hơn mặt đường luôn là nỗi lo ngoại đối với gia đình. Vì thế giải pháp nâng nền nhà được cho là sự cứu cánh.

Tuy nhiên kinh nghiệm nâng nền nhà không phải ai cũng biết vì nó tồn tại nhiều vấn đề nan giải như vật liệu, chi phí, thơi gian nâng nền.

II. MỤC LỤC

1. Quy trình nâng nền nhà

2. Lưu ý cần nhớ

III. NỘI DUNG

1. Quy trình nâng nền nhà

⭐ Bước 1:

Đo đạc kiểm tra chiều cao từ mặt đường đến trần nhà và từ nền cũ đến trần nhà:

Trường hợp chiều cao từ đường đến trần cao hơn 3m thì nền nhà cần được nâng cao hơn so với mặt đường. Độ cao nền nhà cần đảm bảo từ 10 – 20cm so với mặt đường. Nếu chiều cao này bạn đo được nhỏ hơn 2.8m thì bạn không nên nâng nền nhà vì đây là chiều cao chưa đảm bảo.

Chiều cao từ nền nhà cũ đến trần sẽ quyết định bạn nâng lên thêm bao nhiêu để phù hợp với mặt đường cũng như phù hợp với khoảng thông thủy trong nhà.

⭐ Bước 2:

Giá hết bao nhiêu?

Các đội thợ có kinh nghiệm nâng nền nhà cũng rất khó có thể tính chắc chắn chi phí nâng nền nhà bao nhiêu tiền vì nó ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề khác và nhiều thứ phát sinh mà không thể nói trước được.

⭐ Bước 3:

Xử lí nền nhà cũ sạch sẽ trước khi thi công.

Trước tiên cần làm vỡ bề mặt gạch cũ để đội ngũ kĩ thuật sẽ kiểm tra và thay thế các kết cấu kĩ thuật bị hư hỏng bên dưới.

Sau khi hoàn thiện việc thay thế kết cấu cũ sẽ dọn sạch sẽ và làm bằng phẳng nền cũ.

⭐ Bước 4:

Đội thợ có kinh nghiệm.

Kiểm tra và thay thế các hệ thống kĩ thuật bị hư cũ bên dưới nền.

Đổ lớp cát hay các vật liệu nhẹ đến độ cao nền cần nâng. Theo kinh nghiệm nâng nền nhà thì lưu ý cần trừ hao đi 8cm.

Tưới nước tạo độ ẩm rồi đầm thật kĩ tạo độ nén đúng tiêu chuẩn.

Cán lớp bê tông đá dày 5cm để làm cứng nền.

Lát gạch hoàn thiện.

2. Lưu ý cần nhớ

Nâng nền nhà có phải xin cấp phép không?

Theo Sở xây dựng thì chỉ cần xác nhận của chủ nhà kế cận khi công trình ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của gia chủ kế cận.

Vậy nâng nền nhà không cần xin cấp phép. Ngoài nâng nền nhà, một số hạng mục sửa chữa cũng được miễn giấy phép đó là gia cố nền, cải tạo chống lún sụt, nâng mái nhà, công trình phục vụ trồng trọt, chăn nuôi trên đất nông nghiệp của các hộ dân dạng bán kiên cố.

Nâng nền phải chú ý đến sự cân đối của ngôi nhà.

Chọn đội thợ uy tín và có kinh nghiệm nâng nền nhà lâu năm để thi công. Hãy kiểm tra bản vẽ, tiến trình làm việc thật kĩ trước khi thi công.

Lựa chọn loại vật liệu nào để phù hợp

Hiện nay vật liệu được cho là hoàn hỏa nhất cho việc tôn nền, nâng nền nhà đó là bê tông nhẹ. Bê tông nhẹ là loại vật liệu mới du nhật vào Việt Nam khoảng hơn chục năm gần đây.

Ưu điểm của loại vật liệu này là có trọng lượng rất nhẹ, nhẹ hơn cát và xỉ không làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Bên cạnh đó, bê tông nhẹ còn có ưu điểm về độ cứng. Khi thi công điều kiện công trường, lúc đông cứng có thể lên đến 1 – 2mpa. Gần bằng tiêu chuẩn gạch bê tông nhẹ dùng trong xây tường bao.

Như vậy, theo thời gian sử dụng chúng ta không lo bị sụt lún như các vật liệu khác. Bê tông nhẹ chống thẩm thấu rất tốt, bởi vậy khi thi công sàn nhà nhất là khu vực vệ sinh, loại vật liệu này kết hợp, hỗ trợ rất tốt cho công việc chống thấm chủ động.

Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn!