I. GIỚI THIỆU

Hầu như bất kì ngôi nhà nào sau một thời gian sử dụng đều cần được cải tạo, nâng cấp và sửa chữa. Đơn giản là mảng tường quá lâu bị bong tróc, đường ống nước cũ, phòng cần cơi nới thêm.  

II. MỤC LỤC

1. Cách dự toán chi phí sửa chữa công trình phụ

2. Cách dự toán chi phí sửa chữa không gian chính

3. Cách dự toán chi phí sửa chữa không gian bếp

III. NỘI DUNG

1. Cách dự toán chi phí sửa chữa công trình phụ

Công trình phụ bao gồm những hạng mục đa dạng như phòng tắm, nhà vệ sinh,… Mặc dù công trình phụ thường chiếm diện tích nhỏ trong nhà nhưng lại tốn khá nhiều chi phí sửa chữa.

Những đồ dùng này dễ hỏng và không sử dụng được trong thời gian quá lâu. Thông thường bạn sẽ phải thay các phụ kiện cho công trình khi sử dụng được từ 2 – 4 năm.

Tạo bảng danh sách các thiết bị cần mua và bảo dưỡng để theo dõi. Đối với khu vực công trình phụ phí nhân công giao động từ 3 – 5 triệu và chi phí thiết bị rơi vào khoảng 10 – 15 triệu. Tùy theo nhu cầu cải tạo, sửa chữa của từng gia đình ở khu vực công trình phụ mà có thể chênh lệch một vài triệu đồng.

2. Cách dự toán chi phí sửa chữa không gian chính

Khi ước tính chi phí sửa nhà, khu vực nhà chính là vị trí bạn cần quan tâm nhất. Bởi đây là nơi chiếm diện tích rộng nhất trong nhà.

Đối với những ngôi nhà cao tầng thì chi phí và thời gian sửa chữa lớn hơn bình thường. Cùng với đó nguyên vật liệu và chi phí nhân công sẽ nhiều hơn. Bạn có thể sử dụng phép tính chi phí cải tạo nhà cao tầng bằng cách mỗi tầng cải tạo sẽ tăng thêm 50% chi phí sửa chữa 1 tầng.

Ví dụ: Chi phí sửa chữa ước tính của tầng 1 là 100 triệu. Chi phí cải tạo tầng 2 được tính là: 100 + (100×50%) =  150 triệu.

3. Cách dự toán chi phí sửa chữa không gian bếp

Phòng bếp có những yêu cầu đặc thù, đòi hỏi hệ thống trang thiết bị cầu kì hơn. Vì vậy, bạn cần chú ý đầu tư vào hệ thống nước, hệ thống đèn báo cháy, nhằm đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình khi sử dụng.

Chi phí sửa phòng bếp dự kiến gồm: 1/3 chi phí sử dụng để dành cho tủ đựng chén đĩa, 1/4 mua sắm thiết bị gia dụng, 1/4 thiết bị dành cho chi phí nhân công. Chi phí còn lại là khoản đầu tư cho các hạng mục khác trong nhà bếp.

Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn!