I. GIỚI THIỆU
Hiện nay, cuộc sống con người không ngừng vận động và thay đổi. Mỗi ngày lại có nhiều điều mới mẻ để thay thế những cái cũ. Đối với những ai đam mê công nghệ sẽ không thể bỏ qua phong cách Công nghệ cao – một trong các xu hướng nội thất của tương lai.
II. MỤC LỤC
1. Định nghĩa phong cách
2. Lịch sử hình thành và phát triển
3. Một số công trình tiêu biểu
4. Màu sắc phù hợp
5. Vật liệu sử dụng
6. Kết luận
III. NỘI DUNG
1. Định nghĩa phong cách
Một loại hình kiến trúc sử dụng phần lớn các vật liệu, thiết bị, đồ nội thất hiện đại, thông minh, những sản phẩm công nghệ tiên tiến, tối giản, không cầu kỳ và rườm rà.
Mỗi một món đồ nội thất xuất hiện trong không gian Công nghệ đều có mục đích sử dụng chính đáng, đặc biệt các kiến trúc sư thường sử dụng các thiết bị thông minh như đèn tự động, smart TV, rèm tự động,…
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Phong cách Công nghệ cao xuất hiện vào những năm 70 – 80 của thế kỷ 20. Thời điểm này chính là thời điểm nền khoa học kỹ thuật được phát triển vượt bậc, đặc biệt là đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Tiền thân của phong cách thiết kế Công nghệ cao chính là chủ nghĩa sản xuất mới phát triển trước đó không lâu. Và nguyên nhân cho sự thay đổi của kiến trúc Âu – Mỹ chính là sự khủng hoảng về xã hội và kiến trúc thời gian nên nó đã buộc các kiến trúc sư ở phương Tây thay đổi các lý thuyết về kiến trúc cũng như thay đổi phong cách.
⭐ Về giai đoạn đầu tiên
Được phát triển chủ yếu ở các quốc gia phương Tây và Nhật Bản.
⭐ Trong giai đoạn gần đây
Phong cách này lại trở nên phổ biến ở những nước đang phát triển vì các chuyên gia cho rằng phong cách nội thất Công nghệ có khả năng gắn bó mạnh mẽ với chủ nghĩa truyền thống.
Một số kiến trúc sư nổi tiếng và tiêu biểu cho phong cách Công nghệ cao là Renzo Piano, Richard Rogers, Norman Foster, Michael Hopkins… với nhiều giải thưởng danh giá.
3. Một số công trình tiêu biểu
4. Màu sắc phù hợp
Trong phong cách Công nghệ, các kiến trúc sư thường sử dụng các gam màu đơn giản và có nhiều đường nét. Đặc biệt những gam màu nguyên thủy, mộc mạc có từ chính nội thất lại nhận được nhiều sự ưa chuộng. Màu sắc chủ đạo gồm màu đen, trắng và xám.
Tuy nhiên, chính sự đơn giản về màu sắc này đã làm tăng tính tương phản màu sắc và làm tăng tính thẩm mỹ của các vật liệu công nghệ cao.
Đặc biệt, các kiến trúc sư thường sử dụng nhiều đèn nội thất kiểu âm tường với nhiều ánh sáng khác nhau nhằm tạo nên bức tranh không gian đa sắc màu.
5. Vật liệu sử dụng
Kim loại, kính, đá và các loại vật liệu nhân tạo,… là những vật liệu thường được sử dụng trong phong cách Công nghệ. Các vật liệu trong phong cách này có đặc điểm hình dáng chung là thẳng, phẳng để thể hiện được sự mạnh mẽ.
6. Kết luận
Phương châm của phong cách nội thất là “less is more” (càng ít càng đẹp), do đó mà phong cách này luôn biết tiết chế trong việc sử dụng các món đồ trang trí không cần thiết như các họa tiết trên tường hay các khung ảnh. Đối với những gia chủ thích những phong cách mới lạ, độc đáo thì phong cách Công nghệ cao chính là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn!