I. GIỚI THIỆU
Nghề thiết kế nội thất là một nghề nghiệp bận rộn và áp lực, có rất nhiều hạng mục phải bao quát, quán xuyến.
II. MỤC LỤC
1. Khảo sát hiện trạng
2. Nghiên cứu nhu cầu và đặc điểm của đối tượng sử dụng
3. Thiết kế công năng sử dụng
4. Tìm phong cách chủ đạo
5. Thiết kế màu sắc, vật liệu
6. Thiết kế, lựa chọn trang trí thiết bị
7. Các yếu tố trang trí
8. Thiết kế ánh sáng
9. Giám sát thi công
III. NỘI DUNG
1. Khảo sát hiện trạng
Thiết kế nội thất là phần tiếp nối của kiến trúc công trình. Bởi vậy, việc đo đạc, khảo sát hiện trạng kiến trúc là phần không thể thiếu trong bước khởi động công việc của nhà thiết kế.
Ngay cả đối với công trình mới xây và có bản vẽ thiết kế từ kiến trúc sư công trình, công việc khảo sát đo đạc hiện trạng lại cũng vẫn rất cần thiết, vì có thể đã có một số thay đổi trong quá trình thi công.
2. Nghiên cứu nhu cầu và đặc điểm của đối tượng sử dụng
Chắc chắn không thể có một thiết kế tốt nếu nhà thiết kế không hiểu rõ những đặc điểm về nhu cầu, tính cách cũng như sở thích của người sử dụng nó.
Hiểu biết về xã hội, tâm lí, óc phán đoán của người thiết kế trở thành yếu tố quan trọng quyết định thành công của nhà thiết kế.
3. Thiết kế công năng sử dụng
Nội thất không chỉ để ngắm, mà trước hết phải tiện lợi cho việc sử dụng.
Trước khi đi vào giai đoạn tìm ý tưởng hay phong cách thẩm mĩ, nhà thiết kế phải bố trí trang thiết bị công năng (bàn, ghế, giường, tủ,…) trên mặt bằng.
4. Tìm phong cách chủ đạo
Phong cách thiết kế là nhân tố chính xác tác động đến cảm nhận thẩm mĩ của mọi người trước khi bước vào không gian nội thất.
Một chú ý quan trọng trong việc tìm phong cách là phong cách nội thất của bạn không thể mâu thuẫn với phong cách mà kiến trúc sư đã gửi gắm vào công trình.
5. Thiết kế màu sắc, vật liệu
Ở giai đoạn này, nhà thiết kế dựa vào ý tưởng là chủ đạo, từ đó lựa chọn màu sắc, vật liệu hoàn thiện, ốp lát cho các thành phần cố định. Các kiến thức về bố cục tạo hình, về thẩm mĩ, phối màu sẽ phát huy tác dụng ở giai đoạn này.
Các công ty thiết kế nội thất có một thư viện vật liệu, được tập hợp và cập nhật thường xuyên từ các nhà cung cấp khiến mảng việc này của nhà thiết kế nội thất có phần dễ dàng hơn.
6. Thiết kế, lựa chọn trang thiết bị
Công việc thiết kế và bố trí bàn, ghế, tủ,.. không chỉ phục vụ cho công năng sử dụng mà còn là yếu tố quan trọng để tạo ra phong cách kiến trúc xuyên suốt.
Tuy nhiên, đối với một thiết kế nội thất cao cấp, khó có thể tìm được đầy đủ các loại bàn ghế trên thị trường vừa “hợp gu” hài hòa với ý đồ thiết kế. Vì vậy, nhà thiết kế có khi phải kiêm luôn vai trò thiết kế bàn ghế.
7. Các yếu tố trang trí
Tranh ảnh và hoa là những yếu tố được sử dụng nhiều nhất để tăng giá trị thẩm mĩ cho không gian nội thất.
8. Thiết kế ánh sáng
Đây là lúc chọn lựa các chủng loại đèn cho công trình và cũng là lúc thể hiện rõ nét tinh tế của nhà thiết kế. Bạn không chỉ chọn kiểu dáng mà còn cân nhắc đến tính năng kĩ thuật như độ sáng, độ tập trung của góc chiếu,… đồng thời quyết định vị trí đặt nguồn sáng.
Với ba loại nguồn sáng: tự nhiên, nhân tạo và trang trí, nhà thiết kế sẽ phối kết thành nhiều tổ hợp ánh sáng khác nhau để thích hợp với nhiều thời điểm sử dụng trong ngày và nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau của người sử dụng.
9. Giám sát thi công
Cũng như kiến trúc sư thiết kế công trình, người thiết kế nội thất cũng phải theo dõi quá trình thi công một cách thường xuyên.
Giới kiến trúc sư công trình thường nói đùa “dân thiết kế nội thất ngồi mát ăn bát vàng”, vì quá trình giám sát thi công luôn diễn ra khi công trình đã hoàn thành cơ bản, ở trong không gian được che chắn, không phải dầm mưa giãi nắng, lội bùn sình như giám sát công trình xây dựng ở giai đoạn đầu.
Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn!