I. GIỚI THIỆU

Kiến trúc sư làm gì?  Kiến trúc sư thiết kế nhà cửa, công trình – đó là cách hiểu phổ biến của mọi người đối với kiến trúc sư. Đặc thù công việc của kiến trúc sư là sáng tạo – hầu như ai cũng nghĩ như vậy.

Nhưng trong thực tế, kiến trúc sư còn làm nhiều công việc khác, không có ý nghĩa sáng tạo. Nói cách khác, kiến trúc sư phải sắm rất nhiều vai, trong đó có những vai “bất đắc dĩ”. Dù biết “cơm áo không đùa với khách thơ”, mà sao vẫn không khỏi ngậm ngùi. 

II. MỤC LỤC

1. Những vai chính danh

2. Những vai “bất đắc dĩ”

III. NỘI DUNG

1. Những vai chính danh

⭐ Nhà tư vấn 

Là bước khởi đầu cho quá trình hình thành công trình xây dựng cụ thể. Đó là việc đưa ra những định hướng, phân tích trên nhiều lĩnh vực như: tư vấn đầu tư, tư vấn giải pháp quy hoạch,…

Quá trình tư vấn chính là quá trình đi tìm tiếng nói chung giữa kiến trúc sư và “ông chủ”.

⭐ Nhà thiết kế

Vai trò của nhà thiết kế: Cụ thể hóa những ý tưởng, giải pháp thành những thiết kế cụ thể với những mặt bằng công năng, hình khối, đường nét cho hình thức, cùng số liệu, kích thước, chủng loại, màu sắc, vật liệu,… và mang ra thực tế để thi công.

⭐ Nhà quản lí

Kiến trúc sư, với tư cách là tác giả công trình, hay còn được gọi là chủ nhiệm đồ án, kiến trúc sư chủ trì … còn có nhiệm vụ quản lí chuyên môn trong quá trình tư vấn, thiết kế công trình đó.

2. Những vai “bất đắc dĩ”

⭐ Vai quan hệ

Việc kiến trúc sư phải lo “chạy”, lo “xin xỏ”, vận động để có dự án, công trình, hợp đồng. Trong quá trình triển khai lại phải lo các loại giấy tờ, thủ tục xin phép xây dựng,…

⭐ Vai hòa giải

Khi “ông chủ” bên A là một tập thể và ai cũng có cái tôi quá lớn, không ai chịu ai. Kiến trúc sư lại phải đóng vai trò hòa giải để “chiều lòng” tất cả mọi người. Vai hòa giải xuất hiện ở cả công trình lớn và công trình nhỏ như nhà ở gia đình.

⭐ Vai họa viên

Nhiệm vụ của kiến trúc sư là sáng tạo, đưa gia ý tưởng kiến trúc, những giải pháp thiết kế chứ không phải trực tiếp sản xuất bản vẽ.

Còn ở một góc độ khác, kiến trúc sư vào vai họa viên bởi không có vai trò sáng tạo trong công trình, chỉ là người vẽ thuê theo ý của “ông chủ”, bởi “ông chủ” có tiền và có quyền. Những dạng công trình này vẫn mọc lên và kiến trúc sư cũng vẫn thỏa hiệp bởi cơm áo gạo tiền.

⭐ Vai giám sát, tổ chức – quản lí thi công

Kiến trúc sư lăn lưng ở công trình là điều thường thấy trong các công trình nhỏ. Xuất phát từ việc đi thực tế công trường để lấy kinh nghiệm hoặc thực hiện vai trò giám sát tác giả và mong muốn để công trình hoàn thiện tốt nhất.

Tuy nhiên, có một mặt khác cần suy nghĩ, đó là việc tham gia vào thi công đang là một cách làm kinh tế hiệu quả của kiến trúc sư, khi mà thiết kế phí quá thấp.

⭐ Vai “cò”

Trong quá trình tư vấn, thiết kế, kiến trúc sư hay được chủ đầu tư, chủ nhà đề nghị giới thiệu thợ thuyền, các đơn vị thi công, cung cấp dịch vụ xây dựng, trang thiết bị, vật liệu,… Đó là một việc bình thường vì kiên trúc sư am hiểu và có nhiều thông tin hơn.

Ở một phía khác, nắm được tâm lí và cách thức làm việc như vậy, các đội thi công, các đơn vị cung cấp dịch vụ thi công xây dựng “kết nối” với kiến trúc sư để có mặt trong công trình. Thay vì làm việc một cách vô tư và khách quan với đúng tinh thần, đạo đức nghề nghiệp. Kiến trúc sư chủ động dần, bằng cả thủ thuật, tiểu xảo trong việc đưa “người” của mình vào, bằng cách này hay cách khác, để có … phần trăm.

Thậm chí chủ động đưa cả vào thiết kế những hạng mục, vật liệu “hiếm”, độc” mà chỉ có những đối tác của mình thực hiện được nhằm mục đích kinh tế chứ không phải là chuyên môn kiến trúc.

Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ kiến trúc sư cũng tham gia vào hoạt đồng môi giới nhà đất, hay làm “quân xanh” quảng cáo cho các dự án bất động sản.

Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn!